22
Th5

Ngôi nhà gỗ cổ hơn 100 tuổi thờ “Tam Nguyên Yên Đổ” với nhiều cổ vật quý ở Hà Nam

Ngôi nhà gỗ cổ hơn 100 tuổi với nhiều cổ vật còn giữ lại được nói trong bài đó chính là ngôi nhà thờ của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Cái tên “Tam Nguyên Yên Đổ” là do người dân gọi ông được xuất phát từ năm 1864, ông đỗ đầu thi Hương (Giải nguyên) ở trường Nam Ðịnh; năm 1871, ông đỗ Hội nguyên và tiếp tục thi Ðình đỗ Ðình nguyên. Từ đó, mọi người gọi ông là “Tam Nguyên Yên Ðổ” (tức người làng Yên Đổ đỗ đầu 3 kỳ thi).

Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Thanh Tùng (80 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của cụ “Tam Nguyên Yên Đổ” đang sinh ở đây, đồng thời là “hướng dẫn viên du lịch” khi có du khách ghé thăm.

Ông Nguyễn Thanh Tùng (80 tuổi) là hậu duệ đời thứ 5 của cụ Nguyễn Khuyến “Tam Nguyên Yên Đổ”.

Ngôi nhà gỗ (hậu cung) hơn 100 tuổi ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (Bình Lục, Hà Nam) là nơi thờ Nguyễn Khuyến. Công trình được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1991.

Chén rượu cụ Nguyễn Khuyến dùng vẫn được con cháu lưu giữ cẩn thận.

Khu nhà cụ Nguyễn Khuyến được xây dựng theo lối kiến trúc: Bên ngoài là nhà đại tế, trong là hậu cung. Nhà đại tế bên ngoài gồm 7 gian, xây gạch, lợp ngói và có 4 hàng cột. Hậu cung được làm bằng gỗ, theo kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ, hiện là nơi thờ cụ Nguyễn Khuyến.

Ngôi nhà thờ của nhà thờ Nguyễn Khuyến với kiến trúc nhà kẻ truyền Bắc Bộ gần như vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.

Trước sân nhà là con lạch nhỏ. Theo lời kể, tại khuôn viên ngôi nhà, cụ Nguyễn Khuyến tính toán cho đào 1 cái ao và 1 con lạch cạnh nhau. Cụ mệnh hỏa, trấn trạch 2 thủy 1 hỏa để cân bằng âm dương.

Trước hiện nhà và sau vườn có 3 cây nhãn cổ thụ đã ngoài 100 tuổi, quanh năm xanh tốt. Ba cây nhãn này là giống nhãn tiến vua, do con trai cụ Nguyễn Khuyến tự tay trồng.

3 cây nhãn 100 năm tuổi trước sân, phía sau là nhà Đại Tế với kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ gồm 7 gian.

Theo câu chuyện được các cụ trong dòng họ kể lại, nhân dịp sinh nhật vua Tự Đức, cụ Nguyễn Khuyến vào kinh thành mừng thọ vua và dự yến tiệc. Thời điểm này, cụ Nguyễn Khuyến đã cao tuổi nên con trai là Nguyễn Hoan đi cùng chăm sóc.

Trong yến tiệc mừng thọ vua Tự Đức, cụ Nguyễn Khuyến được vua ban cho một chùm nhãn. Nhãn tiến vua nên có hương vị thơm ngon. Con trai cụ Nguyễn Khuyến xin 3 hạt về ươm trồng.

Ngoài kiến trúc nhà mang đậm lối Bắc Bộ xưa, hiện căn nhà gỗ này còn khá nhiều “bảo vật” quý hiếm.

Đôi rồng nạm ngọc và lư hương được đặt trang nghiêm trên bàn thờ.

Theo lời kể của ông Nguyễn Thanh Tùng thì vào những năm 1950, đôi rồng nạm ngọc và lư hương đã bị kẻ gian đánh cắp và đem đi bán. Nhưng sau đó qua nhiều lần mua đi bán lại thì có một người đã tìm hiểu và biết được đây là hai vật cổ ở từ đường cụ Nguyễn Khuyến. Trước khi qua đời, người này dặn con cháu mang gửi lại cho gia đình cụ.

Sau kỳ thi Tân Mùi (1871) Nguyễn Khuyến đã đỗ đầu 3 khoa và được vua Tự Đức ban cho hai tấm bảng “Ân Tứ Vinh Quy” và “Nhị Giáp Tiến Sĩ” để cụ trở về quê hương vinh quy bái tổ.

 

Bức cuốn thư treo ngay cửa ra vào ở hậu cung là món quà mà cụ Dương Khuê – bạn thân cụ Nguyễn Khuyến tặng (người bạn xuất hiện trong bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến).

Trong nhiều năm trở lại đây, khu từ đường thờ cụ Nguyễn Khuyến còn là nơi các sĩ tử ở khắp nơi trước mỗi kỳ thi đều về đây dâng hương cầu mong đỗ đạt. Ngoài ra mỗi dịp Tết người dân lân cận trong tỉnh cũng nhiều người dành thời gian về thắp hương và thăm quan một di tích lịch sử.